Tác dụng của axit béo omega-3 đối với não gồm những gì?
Axit béo Omega-3 hỗ trợ tâm trạng, trí nhớ và sức khỏe của não, nhưng hầu hết chúng ta đều bị thiếu. Vậy chúng ta cần thay đổi chế độ ăn uống như thế nào để bổ sung đủ loại axit béo này. Tác dụng của omega-3 đối với não gồm những gì?
Việc phát hiện ra tầm quan trọng của các axit béo thiết yếu (EFA) đối với sinh học của con người đã được ca ngợi là một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong dinh dưỡng hiện đại. Các axit béo thiết yếu omega-3, là một trong những nhóm chất dinh dưỡng có lợi nhất cho não và sức khỏe tổng thể.
Axit béo Omega-3 làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Bao gồm bệnh tim, ung thư và viêm khớp.
Chúng cũng có thể cải thiện tâm trạng và trí nhớ của bạn. Đồng thời, giúp bảo vệ bộ não của bạn chống lại các rối loạn từ trầm cảm đến mất trí nhớ.
Nhưng sự thiếu hụt đang lan rộng và phần lớn dân số thế giới có mức độ omega-3 không đủ.
Thiếu axit béo omega-3 có liên quan đến hàng chục bệnh nghiêm trọng. Thậm chí, nó có liên quan đến nhiều ca tử vong hàng năm.
Không có nghi ngờ gì về việc bạn cần axit béo omega-3 để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất.
Nhưng, cách bổ sung axit béo omega-3 như thế nào là phù hợp. Chúng ta nên sử dụng thực phẩm giàu omega-3 hay các viên nang omega-3.
Tác dụng của Omega-3 đối với sức khỏe tâm thần
Omega-3 được coi là axit béo thiết yếu. Bởi vì cơ thể bạn không thể tạo ra chúng. Thay vào đó, bạn phải bổ sung nó qua thực phẩm hàng ngày.
Công dụng của omega-3 được biết đến như hỗ trợ bệnh tim, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, loãng xương và các loại ung thư.
Axit béo này được tìm thấy có nồng độ cao trong hệ thống thần kinh và não. Đây là nơi cần thiết để xây dựng màng tế bào khỏe mạnh, giảm viêm, thúc đẩy sự hình thành tế bào mới, hình thành các hóa chất não quan trọng và cải thiện việc truyền thần kinh.
Có hai axit béo omega-3 chính - EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic).
DHA đặc biệt là omega-3 quan trọng nhất đối với sức khỏe của não. Nó chiếm 97% lượng axit béo omega-3 có trong não. Nó là một thành phần cấu trúc quan trọng của vỏ não. Đó chính là vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ, ngôn ngữ, sự trừu tượng, sáng tạo, phán đoán, cảm xúc và sự chú ý. Đó là một khối xây dựng quan trọng đến nỗi những người có mức độ thấp của nó thực sự có bộ não nhỏ hơn đáng kể.
DHA cũng hỗ trợ mức độ dẫn truyền thần kinh tối ưu bao gồm dopamine, serotonin, GABA và acetylcholine.
Bây giờ chính là lúc chúng ta quan tâm đến tác dụng của omega-3 đối với sức khỏe não.
Công dụng của axit béo omega-3 với bệnh lo lắng và trầm cảm
Hàm lượng omega-3 thấp có liên quan đến chứng lo âu, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.
Theo một nghiên cứu với những sinh viên y khoa trước kỳ thi. Họ được cho uống bổ sung omega-3. Kết quả, có đến 20% sinh viên giảm sự lo lắng trước kỳ thi.
Một đánh giá các nghiên cứu ở những người bị rối loạn tâm trạng cho thấy omega-3 có đặc tính chống trầm cảm đáng kể. Thậm chí, có nghiên cứu còn cho thấy nó có tác dụng nhanh như thuốc chống trầm cảm.
Những người tham gia trong nghiên cứu này đã được cho uống bổ sung omega-3. Chỉ sau 3 tuần, có đến 67% người tham gia không còn triệu chứng trầm cảm. Do đó, nó rất hữu ích với rối loạn trầm cảm.
Cho đến nay, nghiên cứu cho thấy EPA có hiệu quả hơn trong điều trị trầm cảm nhẹ đến trung bình so với DHA. Đó là kết quả của một nghiên cứu trong 8 tuần. Những người tham gia đã cho uống bổ sung EPA. Kết quả cho thấy nó có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm theo toa phổ biến fluoxetine. Đây là loại thuốc để điều trị rối loạn trầm cảm chính.
Khi EPA được dùng cùng với fluoxetine, kết quả tốt hơn đáng kể so với chỉ dùng fluoxetine hoặc EPA.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Trẻ em và thanh thiếu niên mắc ADHD có nồng độ omega-3 trong máu thấp. Điều này cho thấy việc bổ sung có thể hữu ích với họ.
Một đánh giá có hệ thống của 52 nghiên cứu về trẻ em bị ADHD cho thấy chế độ ăn bổ sung và loại bỏ dầu cá là phương pháp can thiệp ăn kiêng hứa hẹn nhất đối với ADHD.
Một nghiên cứu cho thấy các học dinh được bổ sung omega-3 đã đọc và đánh vần tốt hơn. Họ cũng cư xử tốt hơn và cho thấy giảm các triệu chứng ADHD tổng thể.
Một nghiên cứu khác đã cho trẻ em dùng liều lớn omega-3 (tối đa 16 gram mỗi ngày) và thấy rằng các chất bổ sung được dung nạp tốt và dẫn đến sự cải thiện đáng kể về sự không tập trung, hiếu động thái quá và hành vi thách thức.
Nếu bạn đang điều trị cho trẻ bị ADHD bằng các chất bổ sung omega-3, hãy kiên nhẫn. Bởi vì, có thể mất khá nhiều thời gian để đạt được lợi ích tối đa.
Một nghiên cứu cho thấy không có thay đổi thực sự xảy ra sau 3 tháng. Nhưng sau 6 tháng, những cải thiện đáng kể. Những người tham gia đã giảm sự bồn chồn, hung hăng, tăng thành tích học tập, tăng khả năng tập trung, giảm bốc đồng và hợp tác với người lớn.
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)
Việc sử dụng axit béo omega-3 để điều trị bệnh tự kỷ đang gây tranh cãi. Gần như tất cả các chuyên gia đồng ý cần nhiều nghiên cứu hơn.
Một phân tích tổng hợp chính của 143 nghiên cứu đã xác định rằng hiện tại không đủ bằng chứng khoa học để xác định xem axit béo omega-3 có an toàn hay hiệu quả đối với rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hay không.
Tuy nhiên, một phân tích gần đây hơn về nghiên cứu có sẵn đã xác định rằng bổ sung omega-3 được dung nạp tốt và có thể mang lại hiệu quả có lợi cho bệnh nhân ASD. Vì vậy, chúng ta hi vọng các nhà khoa học sẽ tìm ra những bằng chứng mới. Dù sao thì axit béo omega-3 cũng đã mang lại cho não chúng ta nhiều lợi ích rõ ràng.
Phát triển trí não ở trẻ em
Omega-3 rất cần thiết cho cả bà mẹ mới sinh và em bé.
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến 15% của tất cả các bà mẹ mới. Nhưng tin tốt là những người uống bổ sung omega-3 đã giảm được 50% chứng trầm cảm.
Omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển não và hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Nhận đủ omega-3 khi mang thai có liên quan đến nhiều lợi ích cho trẻ, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh bại não, rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn tăng động / giảm chú ý.
Tác dụng của axit béo omega-3 với chấn thương não
Việc tích cực sử dụng axit béo omega-3 có thể có lợi cho chấn thương não.
Bác sĩ Michael D. Lewis là chuyên gia hàng đầu về các can thiệp dinh dưỡng cho sức khỏe não bộ, đặc biệt là việc sử dụng axit béo omega-3 để phòng ngừa, quản lý và phục hồi chấn thương và chấn thương sọ não (TBI).
Ông thành lập Viện nghiên cứu và giáo dục sức khỏe não bộ. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận và là tác giả của khi bộ não va chạm: Mọi vận động viên và phụ huynh nên biết gì về phòng ngừa và điều trị chấn thương và chấn thương đầu.
Ông đã điều trị cho bệnh nhân chấn thương sọ não với số lượng lớn omega-3 với kết quả ấn tượng.
Suy giảm nhận thức và mất trí nhớ
Axit béo omega-3 bảo vệ chống suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi. Nó cũng có thể hỗ trợ học tập và trí nhớ ở người lớn ở mọi lứa tuổi. Việc thiếu omega-3 có thể khiến não của bạn bị co rút đáng kể nhanh hơn.
Nhiều nghiên cứu ủng hộ người cao tuổi nên bổ sung omega-3 cao hơn. Cụ thể là DHA, có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hoặc Alzheimer.
Dường như có những lợi ích để có được một số omega-3 từ chế độ ăn uống của bạn thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các chất bổ sung.
Đáng ngạc nhiên, chỉ cần ăn cá mỗi tuần một lần sẽ làm tăng lượng chất xám trong não.
Một chế độ ăn nhiều cá, trái cây và rau quả làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và Alzheimer.
Rối loạn tâm thần
Nhiều rối loạn tâm thần lớn có liên quan đến thiếu hụt omega-3.
Nghiên cứu xác nhận rằng các rối loạn sau đây có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung omega-3:
- tăng động giảm chú ý
- rối loạn lưỡng cực
- rối loạn nhân cách thể bất định
- trầm cảm mạnh
- trầm cảm sau sinh
- rối loạn tâm thần
- tâm thần phân liệt
- hành vi tự sát
Các vụ tự tử quân sự có liên quan đến việc thiếu omega-3. Cựu chiến binh có nồng độ DHA trong máu thấp có khả năng tự tử cao hơn 62% so với những người có mức độ cao nhất.
Đáng ngạc nhiên, mức độ DHA thấp là một yếu tố dự báo tự tử mạnh mẽ hơn căng thẳng liên quan đến trận chiến.
Như vậy, bạn đã biết được những tác dụng của omega-3 với sức khỏe não. Đây cũng chính là những lý do bạn nên bổ sung đủ nhủ cầu omega-3 hàng ngày.